Các tỷ phú trở nên giàu có khi làm đủ mọi thứ, từ bán vật liệu lợp mái cho đến sản xuất nước tăng lực. Thế nhưng trong một số lĩnh vực kinh doanh, sự thực có hai ngành nghề lại mang vận may lớn cho gần một nửa số tên tuổi giàu nhất nước Mỹ.
Theo tạp chí Forbes, hai con đường vượng khí nhất để trở thành giàu có ở Hoa Kỳ là tài chính và đầu tư. Hơn một phần tư những người giàu nhất ở đất nước này đã kiếm tiền khủng nhờ chúng, bao gồm các quỹ đầu cơ, cổ phần tư nhân và quản lý tiền tệ. Nói cách khác, kiếm tiền cho người khác có xu hướng là sẽ được nhận lại phần hậu hĩnh gấp bội.
103 tỷ phú tài chính và đầu tư trong danh sách 400 mà Forbes trưng ra bao gồm những tên tuổi nổi tiếng truyền thông như Warren Buffett hay Carl Icahn, cộng với những tỷ phú mới hơn như CEO Ramzi Musallam hoặc người sáng lập tập đoàn quốc tế Susquehanna, Jeff Yass.
Tiếp đến là một loạt những gã khổng lồ tài chính mới nhất, nhóm tỷ phú tiền điện tử. Khi Bitcoin đạt đến tầm cao mới và đồng tiền kỹ thuật số phân nhánh trở thành xu hướng chính, sáu tỷ phú mới toanh lần đầu gia nhập tập thể đại phú, trong đó có Cameron, Tyler Winklevoss hay chàng trai trẻ 29 tuổi Sam Bankman-Fried.
Ngành nghề vớ bẵm tiếp theo là công nghệ, lĩnh vực chiếm lĩnh top đầu tỷ phú nhanh nhất trong thập kỷ qua. Có đến 1/5 những người giàu nhất ở Mỹ đã phất lên nhờ thời đại 4.0, tăng vọt từ mức khiêm tốn dưới 8,5% vào năm 2009. Bảy trong số top 10 tỷ phú hàng đầu đều thuộc lĩnh vực này, bao gồm sáng lập viên Amazon, Jeff Bezos hay Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg.
Cũng là mảng kỹ thuật số nhưng họ đa dạng cách làm giàu. Chẳng hạn George Kurtz xây dựng khối tài sản 4,1 tỷ đô la bằng cách nhận đặt hàng truy lùng các tin tặc trên thế giới thông qua công ty an ninh mạng Crowdstrike do ông tạo dựng. Hai nhà đồng sáng lập mạng xã hội Pinterest, Ben Silbermann và Paul Sciarra, lại lọt danh sách nhờ cổ phiếu tăng vọt khi lên sàn.
Bán buôn ở quy mô lớn những thứ mà mọi người đều cần đến như thực phẩm và quần áo cũng là một ngành nghề làm nên tỷ phú nữa. Có đến 38 đại gia giàu sụ nhờ kinh doanh thực phẩm và đồ uống, trong đó có thể kể hai nhân vật thừa kế thương hiệu cửa hàng thức ăn nhanh Chick-fil-A Dan Cathy, Bubba Cathy và Trudy Cathy hay White và Marian Ilitch đồng sáng lập chuỗi pizza Little Caesar.
Riêng thời trang và bán lẻ, cũ thì có gia hệ tỷ phú Walton, những người thừa kế sản nghiệp Wal-mart, mới thì phải kể Gary Friedman, CEO của Restoration Hardware. Dưới đây là những ngành nghề có nhiều thành viên tỷ phú nhất trong danh sách Forbes 400 mà giá trị tài sản ròng của họ được tính đến ngày 3 tháng 9 năm 2021.
Tài chính và đầu tư có 103 tỷ phú chiếm 25,75% danh sách với tổng giá trị ròng là 846,9 tỷ USD, trong đó người giàu nhất là Warren Buffett với 102 tỷ USD.
Mảng công nghệ gồm 80 tỷ phú chiếm 20% danh sách, sở hữu khối giá trị ròng tập thể đến 1,6 nghìn tỷ đô la với nhân vật dẫn đầu là Jeff Bezos với 201 tỷ USD.
Nhóm kinh doanh đồ ăn thức uống có 38 tỷ phú chiếm 9,5% với tổng giá trị tài sản ròng khoảng 242 tỷ USD. Người giàu nhất ngành vừa kể là Jaqueline Mars (31,8 tỷ USD) và John Mars (31,8 tỷ).
Riêng về thời trang và bán lẻ có 31 tỷ phú chiếm 7,75% danh sách với tổng tài sản 477,6 tỷ USD, đứng đầu là những cái tên như Jim Walton, Alice và Rob Walton.
Lĩnh vực truyền thông, giải trí ghi nhận 26 tỷ phú, chiếm chỉ chừng 6,5% trong danh sách. Tất cả họ có 254,6 tỷ USD và người giàu nhất là Michael Bloomberg sở hữu 70 tỷ USD.
Có 24 tỷ phú với 122,4 tỷ USD đầu tư kinh doanh địa ốc, dẫn đầu là Donald Bren với 16,2 tỷ USD
Các ngành nghề khiêm tốn số tỷ phú nhất bao gồm năng lượng, chế tạo, chăm sóc sức khỏe và kinh doanh các môn thể thao. Bốn mảng này chiếm khoảng 15% với tổng sở sữu của cải chừng 360 tỷ USD, bao gồm những cái tên nổi bật của từng lĩnh vực như Harold Hamm, Steven Rales, Thomas Frist và Stanley Kroenke.
Nguồn: https://www.forbes.com/sites/rachelsandler/2021/10/26/nearly-half-of-americas-richest-billionaires-have-fortunes-in-these-two-industries/?sh=49c5cc805d74