Tín hiệu khả quan từ cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ

0
145
Tín hiệu khả quan từ cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ
Tín hiệu khả quan từ cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ

Hiện đang có những tín hiệu cho thấy Cục Dữ Trữ Liên Bang Mỹ Fed có thể đang gần giành dược một chiến thắng trong cuộc chiến cam go chống lại sự tăng giá…

Đồng USD giảm giá mạnh, đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đảo ngược ở mức độ chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ, chỉ số (CPI) tăng chậm lại, tín hiệu giảm tốc độ tăng lãi suất từ Fed,… tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy Fed có thể đang tiến gần tới một chiến thắng trong cuộc chiến cam go chống lại sự leo thang của giá cả.

Tâm trạng hưng phấn của nhà đầu tư được thể hiện qua việc chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ tăng 5,7% trong tháng 11 vừa qua, bất chấp nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu và những diễn biến phức tạp về tình hình đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Trước đó, suốt từ đầu năm, mối lo về tốc độ lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ không chỉ ở Mỹ mà trên phạm vi toàn cầu, cùng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ đồng loạt của các ngân hàng trung ương để chống lạm phát đã phủ bóng đen lên giá các tài sản.

Gió đã đổi chiều kể từ khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo lạm phát tháng 10 vào hôm 10/11. Theo đó, CPI tháng 10 của Mỹ tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 8,1% mà giới phân tích đưa ra trước đó và mức tăng 8,2% ghi nhận trong tháng 9. 

FED ĐÃ MỀM MỎNG HƠN MỘT CHÚT

Dữ liệu lạm phát mới đã dẫn tới thay đổi lớn trong kỳ vọng về lạm phát ở nền kinh tế Mỹ : từ chỗ lo sợ lạm phát sẽ dai dẳng ở mức cao,  buộc Fed không chỉ phải tiếp tục tăng lãi suất với bước nhảy lớn, mà còn phải nâng lãi suất lên một mức cực đại cao hơn và duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn so với dự kiến ban đầu, giới đầu tư và chuyên gia bắt đầu  tin rằng lạm phát đã qua đỉnh và Fed sắp chuyển sang một lập trường mềm mỏng hơn. Niềm tin rằng Fed sắp tăng lãi suất với tốc độ chậm lại cũng đủ để mang tới những phiên tăng ấn tượng của giá cổ phiếu ở Phố Wall trong tháng 11.

Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Fed ra sức kiểm soát kỳ vọng của thị trường về sự dịch chuyển lập trường của Fed. Một loạt quan chức Fed “đăng đàn” nói rằng “còn quá sớm để nói rằng áp lực giá cả trong nền kinh tế đã được giải tỏa và giờ chưa phải là lúc tính đến chuyện chuyển sang một lập trường mềm mỏng hơn”.

Sự thận trọng này là dễ hiểu vì lạm phát vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed  và chính Fed đã dự báo sai về lạm phát trong suốt năm 2021, dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương này phải “rượt đuổi” lạm phát bằng 6 đợt tăng lãi suất liên tiếp từ tháng 3/2022 tới nay, trong đó có 6 đợt tăng với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm – đánh dấu chu kỳ thắt chặt mạnh tay nhất kể từ thập niên 1980.

TÍN HIỆU TỪ LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU VÀ TỶ GIÁ USD

Từ thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, những diễn biến gần đây cũng nói lên điều tích cực về cuộc chiến chống lạm phát của Fed.

Lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài đang thấp hơn so với lợi suất của kỳ hạn ngắn, với độ chênh lệch âm lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây là một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang nghĩ rằng Fed sắp thắng trong cuộc “so găng” với lạm phát. Hiện tượng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn ngắn vượt lợi suất của kỳ hạn dài được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược (inverted yield curve). Giới tài chính Mỹ xem đường cong lợi suất đảo ngược là một tín hiệu cảnh báo sớm rằng suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đầu tư và phân tích nhận thấy những yếu tố để tin rằng tình trạng của đường cong lợi suất hiện tại là 1 dấu hiệu của lạm phát giảm dần và kinh tế Mỹ đang dần trở lại bình thường hơn, thay vì dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần tiến tới suy thoái.

(Nguồn : vneconomy.vn)

Xem thêm :

Bình luận đã bị đóng.