Rủi ro từ báo cáo lạm phát và niềm tin tiêu dùng Mỹ khiến mỗi ounce vàng tăng 24 USD, còn Wall Street giảm khoảng 3%.
Chốt phiên giao dịch 10/6, mỗi ounce vàng thế giới giao ngay tăng gần 24 USD lên 1.872 USD. Ban đầu, giá vàng giảm về 1.824 USD, do kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất cho đến đến tháng 9 khi số liệu lạm phát Mỹ tháng 5 lên cao nhất kể từ năm 1981.
Tình hình giá vàng thế giới
Tuy nhiên, giá vàng thế giới tăng vọt trở lại sau khi nhà đầu tư đánh giá hệ quả lên nền kinh tế. Kết quả khảo sát của Đại học Michigan cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ đầu tháng 6 xuống thấp kỷ lục trong bối cảnh giá xăng tăng vọt.
“Giá vàng đã có phiên biến động lớn, do tác động từ báo cáo lạm phát và niềm tin tiêu dùng”, Tai Wong – chuyên viên giao dịch kim loại quý tại New York nhận xét. Ông cho rằng diễn biến của vàng tuần tới sẽ phụ thuộc vào phiên họp chính sách của Fed.
Trên thị trường vật chất, giá vàng tại Ấn Độ lên đỉnh 7 tuần. Trong khi đó, Covid-19 lại kìm hãm nhu cầu tại Trung Quốc.
Các chỉ số chứng khoán mỹ
Tại Wall Street, các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua giảm mạnh sau số liệu lạm phát và niêm tin tiêu dùng. Chốt phiên giao dịch 10/6, chỉ số DJIA mất 880 điểm, tương đương 2,73%, về 31.392 điểm. S&P 500 giảm 2,91% còn 3.900 điểm. Giảm mạnh nhất là Nasdaq Composite, với 3,52%, về 11.340.
Đà giảm diễn ra với gần như toàn bộ 30 mã trong DJIA. Trên sàn NYSE, cứ 5 mã giảm mới có 1 mã tăng. Cổ phiếu Apple hôm qua mất 3,9%. Microsoft và Dow giảm lần lượt 4,5% và 6,1%. Salesforce mất 4,6% và Amazon giảm hơn 5%.
Ngoài nhóm cổ phiếu công nghệ, nhóm ngân hàng và cổ phiếu chu kỳ cũng đi xuống. Giới chuyên gia cho rằng điều này phản ánh lo ngại suy thoái. Cổ phiếu Wells Fargo giảm 6%, Goldman Sachs mất hơn 5%. Boeing giảm 5%.
Diễn biến hôm khác khiến Wall Street ghi nhận tuần tệ nhất nhiều tháng. Tổng cộng, DJIA mất 4,58% tuần này. Chỉ số này đã giảm 10 tuần trong 11 tuần qua. S&P 500 và Nasdaq Composite mất lần lượt 5,05% và 5,6% – tệ nhất kể từ tháng 1.
Tìm hiểu thêm: