Thương mại Mỹ như thế nào sau cuộc chiến với Trung Quốc

0
346
Thương mại Mỹ như thế nào sau cuộc chiến với Trung Quốc
Thương mại Mỹ như thế nào sau cuộc chiến với Trung Quốc

Thương mại Mỹ như thế nào sau cuộc chiến với Trung Quốc

Theo WSJ, dữ liệu mới cho thấy thuế quan khiến Mỹ giảm mạnh nhập hàng Trung Quốc nhưng lại tăng mua từ các thị trường khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Gần hai phần ba lượng hàng hoá Trung Quốc, tương tương 370 tỷ USD mỗi năm bị Mỹ áp thuế giai đoạn năm 2018 – 2019. Theo các nhà phân tích WSJ về thông tin từ Trade Data Monitor, hiện tại, một nửa hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, tương đương 250 tỷ USD bị đánh thuế khi các công ty Mỹ mua hàng nhiều hơn từ các nước khác.

Chính quyền Trump đã áp thuế trong giai đoạn này nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ bởi việc nhập hàng hoá Trung Quốc đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa đạt được khi các doanh nghiệp Mỹ lại chuyển sang nguồn cung từ các quốc gia khác ở châu Á.

Tốc độ tăng trưởng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ những năm gần đây. Ảnh: WSJ.

Tốc độ tăng trưởng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ những năm gần đây. Ảnh: WSJ.

“Nếu mục tiêu là giảm mua hàng từ Trung Quốc, chính sách này đã thành công. Nhưng nếu mục tiêu là tăng sản xuất tại Mỹ, tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nó xảy ra”, Craig Allen, Chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc nhận xét.

Ông cho rằng: “Chính sách này đã thành công nếu mục tiêu là tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác ở châu Á hay tăng sản xuất tại Việt Nam”.

WSJ nhận định Việt Nam được hưởng lợi nhiều trong bối cảnh này khi trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 6 vào Mỹ, tăng 6 bậc so với năm 2018.

Chất bán dẫn là ví dụ điển hình cho một mặt hàng được áp thuế sớm trong cuộc chiến thương mại, nhưng chứng khiến lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Việt Nam, Đài Loan và Malaysia.

Sư thay đổi của giá trị nhập khẩu chất bán dẫn vào Mỹ từ năm 2018. Ảnh: WSJ

Sự thay đổi của giá trị nhập khẩu chất bán dẫn vào Mỹ từ năm 2018. Ảnh: WSJ.

Trong một số trường hợp, thuế quan thúc đẩy các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc nhanh hơn. Với ngành nội thất, nhiều doanh nghiệp Mỹ dịch chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn mức trước cuộc chiến thương mại.

Sư thay đổi của giá trị nhập khẩu hàng nội thất vào Mỹ từ năm 2018. Ảnh: WSJ

Sự thay đổi của giá trị nhập khẩu hàng nội thất vào Mỹ từ năm 2018. Ảnh: WSJ

Trong các mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế, các thiết bị viễn thông và máy tính bị ảnh hưởng lớn nhất. Lượng nhập khẩu những mặt hàng này giảm 15 tỷ USD so với đỉnh năm 2018.

Nguồn thu thuế từ các nhà nhập khẩu của Bộ Tài chính Mỹ cũng giảm. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 năm nay, Mỹ chỉ thu thuế được 66 tỷ USD, thấp hơn so với đỉnh 76 tỷ USD năm trước đó.

Nhập khẩu các mặt hàng không bị áp thuế từ Trung Quốc bắt đầu tăng những tháng gần đây sau khi thương mại toàn cầu suy thoái vì Covid-19. Tuy nhiên, tổng lượng giá nhập nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc đạt 472 tỷ USD, vẫn thấp hơn so với đỉnh 539 tỷ USD năm 2018.

Adam Slater, nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics đánh giá: “Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực với hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc hơn đại dịch. Ảnh hưởng từ đại dịch bắt đầu giảm xuống nhưng tác động động lâu dài từ cuộc chiến thương mại vẫn tồn tại”.

Mỹ và Trung Quốc đã ký một thoả thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ thuế quan như một đòn bẩy để bảm bảo Bắc Kinh tuân thủ cam kết. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng vẫn giữ thuế với hàng Mỹ nhập vào nước này.

Theo WSJ, dù các khoản thuế do doanh nghiệp Mỹ trả, các nhà máy tại Trung Quốc vẫn có thể bị các đối thủ ở các nước khác gồm Việt Nam, Malaysia, Mexico lấy mất cơ hội kinh doanh. Cuộc chiến thương mại đã đánh trực tiếp vào tham vọng trở thành người dẫn đầu trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ như xe điện và chất bán dẫn của Bắc Kinh.

Chính quyền Biden cho biết đang xem xét lại chính sách thuế quan nhưng chưa đưa ra dấu hiệu nào về việc liệu có dỡ bỏ thuế trong tương lai hay không để đổi lấy sự nhượng bộ của Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3 với WSJ, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai, cũng là cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Biden cho biết chính phủ chưa sẵn sàng dỡ bỏ thuế quan với hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu trong tương lai gần.

Tú Anh VNE (theo WSJ)

Bình luận đã bị đóng.