Xu hướng của thị trường thực phẩm ở Mỹ

0
292
Xu hướng của thị trường thực phẩm ở Mỹ
Xu hướng của thị trường thực phẩm ở Mỹ

Với tình trạng lạm phát cao như hiện tại, thị trường thực phẩm ở Mỹ trở nên khó khăn do giá tăng. Người tiêu dùng Mỹ có xu hướng quay lại thói quen ăn uống cũ.

Trước đây, thực phẩm vốn không chiếm nhiều chi phí của người tiêu dùng Mỹ, nhưng với tình hình lạm phát hiện nay, mọi thứ đã khác.

Trang CBS cho biết, giá cả hàng hóa đã hạ nhiệt, nhưng thực phẩm không hạ. Siêu thị vẫn là nơi đau đầu với người tiêu dùng Mỹ.

Theo thống kê của Bộ Lao động nước này, thực phẩm mua về nhà nấu tại các điểm bán lẻ đã tăng 11,3% trong tháng 1 năm nay. Mặc dù phí an sinh xã hội đã tăng 8,7% trong năm 2023, nhưng người nghèo vẫn phải chi phần lớn thu nhập của họ cho thực phẩm.

Còn theo CNBC, thực phẩm tăng giá đến nỗi nhiều người tiêu dùng phải thay đổi suy nghĩ về nơi họ nên mua đồ ăn. Các cửa hàng tạp hóa, nơi thường giảm giá tất cả các loại mặt hàng, giờ lại là nơi mua đồ yêu thích của nhiều người. Thậm chí, nhiều người còn săn hàng sát hạn sử dụng để có được mức giá tốt nhất.

Người Mỹ phải mất thời gian dài thay đổi khẩu phần ăn, chuyển từ nhiều thịt bò, gà sang ăn các món thủy, hải sản. Dù ít bị tác động bởi lạm phát, năm qua, mặt hàng này cũng bị ảnh hưởng.

Lạm phát ảnh hưởng đến giá thực phẩm ở Mỹ

Chuyên trang của ngành siêu thị cho biết, tổng doanh thu ngành thủy sản tại Mỹ năm 2022 đạt 16 tỷ USD, như vậy là giảm 3,8% so với năm 2021. Lạm phát đã tác động tới giá cả của các mặt hàng tươi sống lẫn đông lạnh. Kết quả, nhiều người mua hàng lại quay về mua đồ có nhiều protein hơn như: thịt gà, lợn, bò cho phù hợp với tình hình kinh tế.

Theo trang tin của Yahoo, dự báo năm 2023 sẽ là một năm khó khăn với nhiều thách thức và khủng hoảng đan xen. Lạm phát giá lương thực và nhiên liệu vẫn sẽ là vấn đề kinh tế dai dẳng. Điều này sẽ tác động tới niềm tin và chi tiêu của người dân. Tuy nhiên nhìn về lâu dài, thị trường thủy sản Mỹ và toàn cầu vẫn còn nhiều tiềm năng mở rộng, dự kiến tới năm 2030 sẽ có quy mô hơn 155 tỷ USD.

Tổng kết lại, ngành thủy sản không phải là ngành duy nhất gặp khó khăn, mà tất cả các thị trường đều bị tình trạng tương tự, đối với cả nhà đầu tư và người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng, thách thức cũng sẽ là động lực giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu đổi mới để thích nghi tốt hơn, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, đặc biệt tại thị trường khổng lồ như thị trường Mỹ.

(Nguồn : vtv.vn)

Xem thêm :

Bình luận đã bị đóng.