Giám sát y tế hàng nghìn người tại Mỹ

0
440

MỸ-Các nhân viên y tế phải gọi điện, gửi email và tin nhắn kiểm tra sức khỏe của hàng nghìn người tự cách ly trong vòng 14 ngày.

Sau một hành trình dài trên du thuyền Westerdam, con tàu bị từ chối cập cảng khắp châu Á, Holley Rauen, cuối cùng cũng trở về nhà ở Florida vào tối 19/2. Cô sớm nhận ra mình cùng hàng nghìn người khác được xếp vào diện cần giám sát y tế chặt chẽ.

Máy bay vừa hạ cánh, Rauen nhận được tin nhắn từ Sở Y tế Công cộng bang Florida nơi cô sinh sống. Y tá cho biết cô cần báo cáo ngay lập tức nếu có biểu hiện sốt hoặc ho trong vòng 14 ngày tiếp theo.

“Tôi rất ấn tượng. Đây là trải nghiệm chưa từng có”, Rauen nói. Cô từng là một y tá tại cơ sở y tế quận Lee, hiện đã nghỉ hưu.

Một nhân viên y tế tại Mỹ đang gọi điện kiểm tra sức khoẻ của người tự cách ly.
Ảnh: NY Times

Các chuyên gia cho biết ngăn chặn bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ của hệ thống y tế công cộng. Song các cơ sở địa phương hiếm khi đương đầu với dịch bệnh có quy mô lớn như Covid-19 trước đây.

Kể từ đầu tháng 2, hàng nghìn người Mỹ trở về từ Trung Quốc đại lục, trung tâm vụ dịch đã được yêu cầu tự cách ly tại nhà 14 ngày. Các nhân viên y tế có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra công dân thường xuyên qua email, điện thoại hoặc tin nhắn. Họ cũng phải sắp xếp xét nghiệm cho các ca nghi nhiễm. Giới chức Mỹ không thống kê số người đang bị giám sát y tế hoặc tự cách ly. Tất cả sinh sống rải rác ở gần 3.000 khu vực.

Danh sách công dân trở về từ vùng dịch được bổ sung mỗi ngày, trong khi những người hoàn thành quá trình tự cách ly bị loại ra khỏi diện giám sát y tế. Tính riêng California, cơ quan y tế công cộng đã theo dõi sức khỏe của hơn 6.700 du khách trở về từ Trung Quốc. Giới chức Washington cũng giám sát 800 người, con số này ở Illinois là 200.

34 bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19 tại Mỹ đã hồi phục, nhà chức trách cho biết vẫn đang chuẩn bị ứng phó với một ổ dịch rộng hơn nếu có. Virus corona hiện đã lây lan ra 37 nước trên thế giới, ảnh hưởng tới hơn 80.000 người và giết chết khoảng 2.700 bệnh nhân.

“Mọi người cần đồng tâm hiệp lực. Nếu dịch bệnh thực sự bùng phát, đến một lúc nào đó nó có thể khiến các bệnh viện trung ương và địa phương quá tải”, Tiến sĩ Marcus Plescia, giám đốc Hiệp hội Y tế Lãnh thổ và Tiểu bang cho biết.

Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ hành khách trở về từ tàu Westerdam.
Ảnh: NY Times

Đến nay các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan của Mỹ phần lớn hiệu quả. Các ca lây nhiễm chủ yếu là từ thành viên trong cùng một gia đình. Nhưng dù nhân viên y tế có làm việc ráo riết đến thế nào, “vẫn sẽ luôn có những lỗ hổng”, Tiến sĩ John Wiesman, Sở Y tế Washington cho biết.

Đây là nơi ghi nhận ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại Mỹ vào ngày 21/1. Giới chức y tế đã theo dõi 69 người từng tiếp xúc với bệnh nhân bao gồm đồng nghiệp, y bác sĩ và các bệnh nhân khác có mặt tại phòng khám đầu tiên mà anh ghé qua. Song họ vẫn để lọt một ca nghi nhiễm, người này sau đó đã biểu hiện các triệu chứng bất thường và bay về Wisconsin trong thời gian 14 ngày cách ly.

“Chúng tôi phải cố gắng bằng 80-58% sức lực và hy vọng rằng điều này sẽ hiệu quả”, tiến sĩ Wiesman nói.

Tại Chicago, các nhân viên y tế công cộng kiểm tra sức khoẻ hơn 200 khách du lịch bằng một hệ thống giám sát trực tuyến vốn được dùng trong đợt dịch sởi. Mỗi ngày, các trường hợp tự cách ly sẽ nhận được một đường link câu hỏi về nhiệt độ và triệu chứng. Chi phí cho công tác khống chế virus đã lên tới hơn 150.000 USD một tuần.

“Nếu cách ly theo quy định pháp lý, cần đảm bảo vấn đề thực phẩm, thuốc men, nhu cầu giao tiếp và sức khỏe tinh thần của họ”, Tiến sĩ Allison Arwady nói, Ủy viên bộ phận y tế công cộng Chicago cho biết.

Bên cạnh việc theo dõi những người có nguy cơ nhiễm virus, giới chức y tế bang cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Washington sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến để phổ biến công tác khử trùng và kế hoạch học tập tại nhà cho các trường trên địa bàn.

Nguồn: Vnexpress.net – Thục Linh (Theo NY Times)

SHARE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *