Kinh doanh tại Mỹ sau khi nhập cư

0
591
Kinh doanh tại mỹ

Những mối quan tâm của các anh chị nhà đầu tư định cư Mỹ là tạomột nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình ngay tại Mỹ. Phương án được nhiều anh chị nghĩ đến đầu tiên chính là kinh doanh.

Để bắt đầu kinh doanh, hai việc đầu tiên chắc chắn anh chị cần làm là lựa chọn ngành nghề kinh doanhđăng ký thành lập doanh nghiệp.

Lựa chọn ngành nghề

Nhà đầu tư nên có bước tìm hiểu và phân tích thị trường ban đầu để có thể đánh giá được tiềm năng thành công của những ngành nghề mình chọn tại mỗi địa phương cụ thể. Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) cung cấp hàng loạt danh sách các nguồn dữ liệu hữu ích trên website của họ để anh chị có thể thực hiện việc này. Thông tin số liệu thống kê ở Mỹ rất rõ ràng và đáng tin, nhà đầu tư có thể tận dụng để có những nhận định, đánh giá chính xác về thị trường.

Nhiều nhà đầu tư tiếp tục phát triển kinh doanh tại Mỹ theo ngành nghề mình đang làm tại Việt Nam. Nếu xem xét thấy điều kiện thị trường phù hợp thì đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất vì nhà đầu tư có thể tận dụng được nền tảng kinh nghiệm lâu năm của mình. Trên thực tế, có những khách hàng của IMM Group đã rất thành công khi tiếp tục kinh doanh ngành nghề của mình trên đất Mỹ.

Nếu ngành nghề sở trường của gia đình không phù hợp với thị trường Mỹ, nhà đầu tư sẽ cần kiên nhẫn dành thêm thời gian để quan sát, tìm hiểu để có được ý tưởng phù hợp với nhu cầu thị trường, hoặc tận dụng được thế mạnh của từng địa phương nơi anh chị muốn sinh sống tại Mỹ.

Một số loại ngành nghề kinh doanh tại mỹ

Một số lĩnh vực người Việt Nam thường kinh doanh và có những thành công nhất định tại nhiều địa phương ở Mỹ có thể kể đến như:

  • Dịch vụ chăm sóc móng và làm đẹp (nail spa, nail salon),
  • Nhà hàng món Việt,
  • Mua nhà tân trang để bán hoặc cho thuê.

Đây cũng là những phương án nhà đầu tư có thể cân nhắc.

Một lựa chọn đơn giản hơn mà nhà đầu tư có thể cân nhắc là kinh doanh nhượng quyền. Mô hình này rất phổ biến tại Mỹ và rất phù hợp với người vừa đến định cư tại Mỹ, chưa hiểu rõ thị trường mới. Nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa nhiều thương hiệu đã tạo được danh tiếng và đang kinh doanh thành công tại Mỹ để không phải xây dựng từ đầu và nhanh có được doanh thu và lợi nhuận ổn định.

Thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh

Sau khi đã có ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh, tiếp theo nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục liên quan với chính quyền bang và chính quyền liên bang. Cơ bản sẽ có những bước sau:

Bước 1. Chọn loại hình doanh nghiệp

  • Tại Mỹ có những loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi loại hình có những đặc tính khác nhau về cấu trúc quản lý, trách nhiệm pháp lý, chính sách thuế và khả năng huy động vốn. Tùy vào kế hoạch, chiến lược và ngành nghề kinh doanh của mình mà mỗi nhà đầu tư cân nhắc sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất.
  • Loại hình phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn – Limited Liability Company (LLC) do khả năng bảo vệ chủ doanh nghiệp và khả năng huy động vốn tốt, đồng thời các quy định về cơ chế hoạt động, sổ sách kế toán và chính sách thuế tương đối dễ dàng. Chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý trên tài sản của công ty mà không bị ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Lợi nhuận cũng được chuyển về trực tiếp cho các thành viên sở hữu và chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân [chèn link] mà không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết Hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ.

Bước 2. Đăng ký doanh nghiệp

  • Thông thường chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký doanh nghiệp với chính quyền tiểu bang là đủ. Nhưng trong trường hợp muốn được bảo vệ thương hiệu hoặc được áp dụng các chính sách miễn trừ thuế thì có thể cần phải đăng ký với chính quyền liên bang.

Bước 3. Đăng ký mã số thuế (EIN)

  • Mã số thuế hay còn được gọi là mã số doanh nghiệp – Employer Identification Number (EIN). Doanh nghiệp cần mã số này để nộp thuế, thuê nhân viên, mở tài khoản ngân hàng, và đăng ký giấy phép kinh doanh trong những ngành nghề nhất định.

Bước 4. Đăng ký giấy phép kinh doanh (license/permit)

  • Tùy vào ngành nghề  và địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể phải đăng ký thêm giấy phép kinh doanh. Nhà đầu tư cần kiểm tra với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành để biết chính xác mình có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không.

Bước 5. Đăng ký tài khoản ngân hàng

  • Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để bắt đầu nhận và chi tiền cho các giao dịch của mình, giúp chủ doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Bước 6. Mua bảo hiểm doanh nghiệp

  • Bảo hiểm doanh nghiệp giúp bảo vệ chủ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ trong kinh doanh như tai nạn, thiên tai, và vụ kiện tụng, có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản. Tùy thuộc vào nghề ngành, quy mô kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro để quyết định có cần mua bảo hiểm hay không.

Sau khi hoàn tất 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp đã sẵn sàng để mở cửa bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp tại Mỹ

Thành lập và quản lý vận hành doanh nghiệp mới tại Mỹ có thể sẽ là thử thách lớn đối với nhiều nhà đầu tư Việt Nam, nhất là đối với các gia đình thực hiện hồ sơ định cư Mỹ nhưng vẫn tiếp tục duy trì phát triển việc kinh doanh tại Việt Nam.

Để giảm bớt gánh nặng, anh chị nhà đầu tư có thể tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để giúp anh chị thực hiện các bước thiết lập ban đầu chuẩn xác, và hơn nữa, có thể tiếp tục đồng hành xuyên suốt, hỗ trợ anh chị trong việc quản lý, vận hành, để có việc hoạt động kinh doanh thuận lợi nhất tại Mỹ.

Dautumy.vn theo IMMGroup.com

 

Bình luận đã bị đóng.